Lam gi khi ba bau bi di ung 1Không ít bà bầu thường bị dị ứng khi mang thai. Vậy, nó có khả năng tương thích gì khi điều trị, nguy cơ ra sao với thai nhi, có kèm theo khủng hoảng…?

Bác sĩ dị ứng Bernard Poitevin, sẽ giúp bạn “quản lý” vấn đề này trong thai kỳ.
1.Bệnh hen suyễn

Đây là một bệnh về hô hấp thường gặp nhất trong thai kỳ. Với một số bà Bầu, dị ứng dần tự cải thiện (1/3), số khác bệnh nặng lên hoặc không tiến triển gì (1/3) và số còn lại là ổn định. Với những người bệnh nặng lên, hormone là yếu tố chịu trách nhiệm và nguyên nhân chủ yếu là do mất cân bằng tiết tố. Trường hợp nặng hơn, hen suyễn có thể gây hậu quả nghiêm trọng như tử vong chu sinh, sinh thiếu cân, sinh non, tiền sản giật… Vì vậy, các bác sĩ thích ổn định bệnh này nhờ vào các biện pháp hít thở. Những trường hợp xấu, sẽ được điều trị lập tức bằng thuốc giãn phế quản để tránh cho thai nhi bị thiếu ôxy. Trong mọi trường hợp, chỉ được sử dụng thuốc do các bác sĩ kê đơn.

2.Liệu pháp vi lượng đồng căn

Theo TS. Poitevin, có thể sử dụng liệu pháp này trong thai kỳ mà không có nguy hiểm gì. Nó hữu ích và hiệu quả, nhất là đối với những loại viêm kết mạc dị ứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin và cromome. Không áp dụng liệu pháp này khi nó gây hại cho tính truyền thống nhất quán của các bệnh, nhất là bệnh hen suyễn. Sử dụng liệu pháp vi lượng đồng căn, bạn cần cẩn trọng với các biện pháp điều trị tiêu chuẩn, thường không có tính thích nghi cao. Đặc biệt, hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên ngành này để được kê đơn thuốc phù hợp với những dấu hiệu lâm sàng và tùy thuộc vào “cơ địa” của mỗi người.

Lam gi khi ba bau bi di ung 2
3.Có tiếp tục chữa trị?

Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Do vậy, ngay trước và trong khi mang thai, bạn nên cho bác sĩ biết về các bệnh dị ứng của mình để thai kỳ khỏe mạnh, thanh thản. Nếu đang điều trị dị ứng, tốt hơn là không nên đột ngột dừng lại bởi phát hiện mình có bầu. Một phần, chính bác sĩ là người xác định điều đó. Mặt khác, việc có bệnh mà không chữa có thể gây hại cho bạn và thai nhi hơn là việc ngưng chữa trị. Dị ứng có thể xuất hiện trong thai kỳ nên khi phát hiện bất kỳ triệu chứng đáng ngờ nào, hãy đi khám để bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị, thông thường là điều trị cục bộ để làm giảm các triệu chứng. Một số loại thuốc có thể sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, như: thuốc kháng histamin, thuốc chống hen, thuốc giải mẫn cảm…

4.Những nguyên tắc cơ bản tránh khủng hoảng

– Nghiêm cấm hút thuốc chủ động và thụ động.

– Thiết lập một đánh giá dị ứng tại nơi khám bệnh (xét nghiệm về da) trước khi mang thai nếu bạn chưa từng làm điều này trước kia và nghi ngờ bị dị ứng.

– Trường hợp dị ứng đường hô hấp đã được chứng minh với chất gây dị ứng môi trường, hãy tăng cường các biện pháp phòng ngừa thông thường (ve, bọ chét, bào tử nấm mốc) và tránh tiếp xúc với phấn hoa – chất dễ gây dị ứng cho những phụ nữ nhạy cảm.

– Nếu bị dị ứng với bụi, bạn hãy giao lại nhiệm vụ quét dọn, hút bụi, lau nhà… cho người khác.

– Hãy cố gắng xác định các yếu tố gây dị ứng để có thể tránh các yếu tố này.

– Không ăn những đồ ăn gây ra dị ứng, ngay cả khi chúng được khuyên là tốt cho bà Bầu.

Bài liên quan

Làm gì khi bà bầu bị dị ứng

Leave a comment