Điều trị trĩ ở phụ nữ mang thai và sau sinh Sinh nở là thiên chức mà tạo hóa ban cho người phụ nữ. Thật hạnh phúc khi được làm mẹ, được mang nặng đẻ đau. Tuy nhiên, quá trình mang thai và sinh nở cũng kèm theo nhiều nguy cơ cho phụ nữ, trong đó Bệnh trĩ là một bệnh thường gặp nhất mang lại nhiều sợ hãi cho phụ nữ giai đoạn này.

Bệnh trĩ và quá trình sinh đẻ.

Khi mang bầu, thai phát triển to, đè lên vùng bụng làm các mạch máu bị chèn ép, các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu cũng bị chèn ép, khó lưu thông dẫn đến cương lên, tạo thành búi trĩ. Bên cạnh đó, rối loạn tiêu hóa khi mang thai như táo bón cũng dễ gây ra bệnh trĩ.

Sau khi sinh, tử cung mở to, tăng áp lực khoang chậu, tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn. Trong quá trình vượt cạn, việc rặn sinh làm tăng áp lực lên ổ bụng, khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài. Đối với một số trường hợp khi sinh con, bị rạch tầng sinh môn, khi khâu, sản phụ có thể bị khâu chít vào một số mạch máu ở hậu môn, dẫn đến trĩ.

dieu tri tri khi mang thai 1

Phụ nữ mang thai làm gì để ngừa bệnh trĩ?

Tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên ăn nhiều rau, củ, quả, không ăn nhiều muối, nhiều đường, không sử dụng thức ăn có chất kích thích.

Khi đã bị bệnh trĩ, cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm sau khi đi vệ sinh, tránh ngồi xổm, thường xuyên thể dục với các động tác nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,…

Phụ nữ mang thai không nên tự ý uống thuốc điều trị vì phần lớn các loại thuốc đều ít nhiều ảnh hưởng không tốt đến thai nhi (trừ các thuốc chứa vi chất dinh dưỡng). Chỉ nên dùng thuốc trị bệnh trĩ từ sau khi sinh, càng sớm càng tốt để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

Phương pháp điều trị trĩ nên lựa chọn?

Tùy cấp độ của bệnh trĩ mà có các phương pháp trị liệu khác nhau. Đối với bệnh trĩ cấp độ 1 & 2, điều trị nội khoa (dùng thuốc) là phương pháp được lựa chọn. Trong điều tri nội khoa, cần giải quyết được 3 vấn đề:

-Làm mềm phân, chống táo bón, giảm áp lực lên tĩnh mạch trĩ.

-Tăng trương lực mạch máu, giúp co mạch, co búi trĩ.

-Tác dụng cầm máu, tiêu viêm, giảm đau, kháng khuẩn giúp vết thương chóng lành.

Hiện nay, thế mạnh điều trị trĩ thuộc về các bài thuốc đông dược do giải quyết được cả 3 vấn đề trên do đó có tác dụng điều trị bệnh trĩ triệt để. Thuốc đông dược tiêu trĩ Safinar kết hợp các dược liệu như hòe giác, đương quy, phòng phong, chỉ xác, hoàng cầm, địa du với các dược tính thanh nhiệt, giải độc, giúp nhuận tràng, gia tăng tính đàn hồi của mạch máu, làm bền thành mạch, cầm máu, kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, giảm đau, giúp tiêu dần búi trĩ. Thuốc tiêu trĩ Safinar hiệu quả điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, tri bệnh trĩ có viêm, táo bón, đi ngoài ra máu. Thuốc tiêu trĩ Safinar do công ty CP Dược TW Mediplantex sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP – WHO, đã được ứng dụng lâm sàng được sử dụng điều trị cho rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh trĩ, chính là giải pháp hiệu quả an toàn giúp người bệnh trị bệnh trĩ nhanh và ngừa bệnh trĩ tái phát.

Mắc bệnh trĩ khi mang thai khiến người mẹ thêm đau đớn khó chịu. Vì tương lai của bé yêu, các bà mẹ cần điều chỉnh lối sống để tránh làm nặng thêm bệnh trĩ cũng như nên chữa trị triệt để ngay sau khi bé yêu ra đời.

Dược sĩ Thu Hương.

Bài liên quan:

Điều trị trĩ ở phụ nữ mang thai và sau sinh

Leave a comment